Chào các anh chị, tôi đã ghép thận được gần 1 năm. Hơn 2 tuần nay tôi thấy đau nhức cơ bắp khắp người, có nhiều chỗ khớp bị sưng nhưng không phải bị phù, bụng trướng, rối loạn tiêu hóa. Hôm qua tôi bị khó thở nên đi khám thì bác sĩ nói tôi bị giảm Abumin trong máu trầm trọng. Bác sĩ đã cho truyền Abumin trưa hôm qua và đến hôm nay tôi thấy khỏe hơn. Nhưng bác sĩ nói là tôi về nhà phải bổ sung thêm Abumin liên tục vì bệnh thận của tôi là nguyên nhân chính. Tôi chưa hiểu Abumin là chất gì và cần bổ sung nó như thế nào? Bác sĩ có kê cho một số tên thuốc Abumin, nhưng tôi muốn bổ sung qua ăn uống thì có được không?
quest1847Chào bạn, Albumin là một thuật ngữ chung để chỉ một loại protein hòa tan trong nước. Nhiều loại albumin có thể được tìm thấy trên khắp thế giới tự nhiên, và hai trong số những ví dụ quen thuộc nhất của albumin có thể được tìm thấy trong lòng trắng trứng và máu người.
Nhưng để đảm bảo đủ albumin qua thực phẩm thì bạn sẽ phải ăn khá nhiều và đa dạng các loại thực phẩm.
Tăng lượng protid. Nhu cầu protid của người bệnh tăng lên do mất một lượng lớn qua đường tiểu nên cần bổ sung lượng mất mát này. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều đạm vì có thể làm xơ hóa cầu thận dẫn tới suy thận.
Lượng đạm trung bình cho người mắc hội chứng thận hư trong 1 ngày là 1g/kg/ ngày. Nên sử dụng các loại ngũ cốc có lượng đạm thấp như miến, khoai củ, bột sắn, ăn gạo, mì dưới 150g/ngày. Sử dụng các loại rau có hàm lượng đạm thấp như: dưa chuột, bầu, bí, rau cải, đậu đỗ.
Không ăn các loại nội tạng động vật như: tim, gan, thận, óc, dạ dày
Nên sử dụng bột tách bơ để tăng cường lượng đạm và calci.
Dùng đủ lượng chất béo. Người mắc suy thận và đã ghép thận chỉ nên tiêu thụ chất béo khoảng 20-25g/ngày. Không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, phủ tạng động vật, bơ, mỡ, trứng,...
Nên ăn các loại thức ăn hấp, luộc, hạn chế xào, rán, quay. Dùng dầu thực vật thay vì dầu động vật như dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu vừng,..
Hạn chế những thực phẩm có nhiều chất béo như thịt mỡ, da gà, lạp xưởng, xúc xích,...
Chất đường bột. Đảm bảo lượng đường và tinh bột từ gạo, mì, khoai củ, đường, bánh kẹo tiêu thụ trong khoảng 35 kcal/kg/ngày.
Vitamin và chất khoáng. Chú ý bổ sung các loại vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin D, chất sắt. Sử dụng những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, A, beta carotene, selenium như rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng (đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam,...) Trong trường hợp tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả, đặc biệt là chuối. Sử dụng thực phẩm giàu calci như: cá nhỏ, sữa tách béo,...