-
22/07/2014
Thuốc nam, thuốc bắc, thuốc Đông y được gọi chung là thuốc Y học cổ truyền.
Y học cổ truyền (còn được gọi là y học bản địa hoặc y học dân gian) bao gồm các lĩnh vực y học của tri thức truyền thống được phát triển qua nhiều thế hệ trong tín ngưỡng dân gian của các xã hội khác nhau, bao gồm cả dân tộc bản địa trước thời đại y học hiện đại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa y học cổ truyền là "tổng số kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên các lý thuyết, niềm tin và kinh nghiệm bản địa của các nền văn hóa khác nhau, cho dù có thể giải thích được hay không, được sử dụng trong việc duy trì sức khỏe như trong việc phòng ngừa, chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị bệnh tật về thể chất và tinh thần". Y học cổ truyền thường tương phản với y học khoa học.
Y học cổ truyền đề cập đến các phương pháp chăm sóc sức khỏe, phương pháp tiếp cận, kiến thức và niềm tin kết hợp các loại thuốc từ thực vật, động vật và khoáng chất, liệu pháp tâm linh, kỹ thuật và bài tập thủ công, được áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp để điều trị, chẩn đoán và ngăn ngừa bệnh tật thông thường hoặc duy trì sức khỏe.
Ở một số nước châu Á và châu Phi, có tới 80% dân số dựa vào y học cổ truyền để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu. Khi được áp dụng bên ngoài nền văn hóa truyền thống của nó, y học cổ truyền thường được coi là một dạng thuốc thay thế.
Tuy nhiên, WHO lưu ý rằng "Với các bệnh liên quan đến miền dịch chuyển hóa như ung thư, viêm nhiễm, tiêu đường, GUT, suy giảm chức năng thận, tim mạch... sẽ không phù hợp với các loại thuốc hoặc thực hành truyền thống. Bởi cách bảo chế và sử dụng mang tính thử công sai có thể có tác động tiêu cực hoặc nguy hiểm" và "cần nghiên cứu thêm để xác định tính hiệu quả và an toàn" của các cách thực hành và cây thuốc được sử dụng bởi các hệ thống y học cổ truyền.
Tính toàn diện của thuật ngữ "y học cổ truyền" và phạm vi rộng của các phương pháp thực hành mà nó bao gồm làm cho nó khó định nghĩa hoặc mô tả, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu. Kiến thức y học cổ truyền có thể được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong một số trường hợp với các gia đình chuyên về các phương pháp điều trị cụ thể, hoặc nó có thể được giảng dạy trong các trường học được công nhận chính thức. Đôi khi, việc thực hành nó khá hạn chế về mặt địa lý, và nó cũng có thể được tìm thấy ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, một hệ thống y tế được gọi là "Y học cổ truyền" khi nó được thực hành trong văn hóa y tế mỗi quốc gia.
Thuốc thảo dược.
Thuốc thảo dược là sản phẩm từ những nghiên cứu về thực vật học và sử dụng thực vật dành cho mục đích y học.
Thuốc thảo dược bao gồm các loại thảo mộc, nguyên liệu thảo mộc, chế phẩm thảo dược và thành phần thảo dược, có chứa các thành phần hoạt tính từ các bộ phận của cây, chẳng hạn như lá, rễ, hoa hoặc toàn bộ cây, hoặc các nguyên liệu thực vật khác hoặc kết hợp.
Sự khác biệt giữa thuốc Y học cổ truyền và Thuốc thảo dược.
Trong khi y học cổ truyền chỉ sử dụng một bộ phần của một vị thuốc, trong một đơn thuốc thường phối hợp nhiều vị thuốc khác nhau theo một nguyên tắc Quân – Thần – Tá – Sứ. Đây là một thuật ngữ phản ánh 4 thành phần chính để tạo nên một thang thuốc. Các vị thuốc có tác dụng hợp trợ, hỗ trợ quân dược (chủ dược) và thần dược (phụ dược) trị liệu những kiềm chứng, hoặc giải trừ một số chứng nhằm điều chỉnh khí huyết cho lục phủ ngũ tạng. Thuốc được bảo chế thành sắc nhỏ, cô đặc (cao), hoàn, tán... Thuốc có nhiều tập chất và độc tố, công dụng hạn chế, khó sử dụng. Điều trị dựa trên kinh nghiệm và mang tính bồi bổ là chính.
Thuốc thảo dược sử dụng toàn bộ cây, được nghiên cứu hoạt chất phù hợp với tính chất bệnh trên lâm sàng y học hiện đại.
Bước đầu tiên, thuốc được xay nhuyễn, thêm chất lỏng và lọc để tách chất hòa tan khỏi chất không hòa tan. Việc phân lập sâu hơn sẽ được thực hiện ở cấp độ tế bào và phân tử bằng các kỹ thuật sắc ký khác nhau. Loại bỏ các thành phần có hại và giữ lại các hoạt chất cần thiết. Các kỹ thuật này dựa trên nguyên tắc cơ bản là các hợp chất hòa tan đi qua một quy trình phân tách với các tốc độ khác nhau. Tạo nên một sản phẩm thuốc tự nhiên mang sức mạnh tổng hợp, có tác dụng mạnh hơn rất nhiều và sạch sẽ hơn thuốc y học cổ truyền.
Nhưng tự nhiên không có nghĩa là chúng an toàn để bạn quên đi nguyên tắc sử dụng. Cũng giống như các loại thuốc hóa dược, thuốc thảo dược sẽ có ảnh hưởng đến cơ thể và có thể gây hại nếu không được sử dụng đúng cách và quá liều lượng hướng dẫn.
Một số loại thảo mộc có thành phần được chiết xuất cực mạnh nên cần được thực hiện với mức độ thận trọng tương tự như dược phẩm. Ví dụ như thuốc chữa ung thư.
Có hơn 100 loại thuốc hóa trị trong điều trị ung thư thì có tới hơn 70% loại thuốc này có nguồn gốc từ thảo dược. Trong đó phải kể tới 4 loại thuốc hóa chất chống ung thư nổi tiếng có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại ung thư đạt hiệu quả cao nhất và ít tác dụng phụ:
Epipodophyllotoxins là những chất có tự nhiên trong rễ của cây Dúi Mỹ (Podophyllum peltatum)
Vinca alkaloids (vinblastine, vincristine và vindesine) là một alcaloid chống ung thư chiết xuất từ cây dừa cạn
Paclitaxel, loại thuốc điều trị ung thư có nguồn gốc tự nhiên nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ, được chiết xuất từ cây tùng Thái Bình Dương (Taxus brevifolia).
Camptothecin (canototecanin) là một alcaloid chống ung thư và kháng vi-rút được sản xuất bởi cây Camptotheca acuminata (họ Nyssaceae) và một số loại khác thuộc họ Apocynaceae, Olacaceae và Rubiaceae.
Thuốc chữa vi khuẩn HP và tiêu chảy nổi tiếng Berberine được chiết xuất từ cây thuốc Hoàng liên bắc (Coptis chinensis).
Hai loại thuốc trị sốt rét nổi tiếng và cực mạnh làm giải pháp chống sốt rét trong nhiều giai đoạn phát triển ký sinh trùng cũng được chiết xuất từ thảo dược:
Quinine được chiết xuất từ vỏ của cây canh-ki-na, loại cây mọc ở phía đông của dãy Andes trong những khu rừng cao của lưu vực sông Amazon
Artemisinin được chiết xuất từ ngải cứu rất phổ biến.
Ngoài ra, còn có rất nhiều sản phẩm thuốc nổi tiếng khác.
Y học cổ truyền (còn được gọi là y học bản địa hoặc y học dân gian) bao gồm các lĩnh vực y học của tri thức truyền thống được phát triển qua nhiều thế hệ trong tín ngưỡng dân gian của các xã hội khác nhau, bao gồm cả dân tộc bản địa trước thời đại y học hiện đại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa y học cổ truyền là "tổng số kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên các lý thuyết, niềm tin và kinh nghiệm bản địa của các nền văn hóa khác nhau, cho dù có thể giải thích được hay không, được sử dụng trong việc duy trì sức khỏe như trong việc phòng ngừa, chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị bệnh tật về thể chất và tinh thần". Y học cổ truyền thường tương phản với y học khoa học.
Y học cổ truyền đề cập đến các phương pháp chăm sóc sức khỏe, phương pháp tiếp cận, kiến thức và niềm tin kết hợp các loại thuốc từ thực vật, động vật và khoáng chất, liệu pháp tâm linh, kỹ thuật và bài tập thủ công, được áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp để điều trị, chẩn đoán và ngăn ngừa bệnh tật thông thường hoặc duy trì sức khỏe.
Ở một số nước châu Á và châu Phi, có tới 80% dân số dựa vào y học cổ truyền để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu. Khi được áp dụng bên ngoài nền văn hóa truyền thống của nó, y học cổ truyền thường được coi là một dạng thuốc thay thế.
Tuy nhiên, WHO lưu ý rằng "Với các bệnh liên quan đến miền dịch chuyển hóa như ung thư, viêm nhiễm, tiêu đường, GUT, suy giảm chức năng thận, tim mạch... sẽ không phù hợp với các loại thuốc hoặc thực hành truyền thống. Bởi cách bảo chế và sử dụng mang tính thử công sai có thể có tác động tiêu cực hoặc nguy hiểm" và "cần nghiên cứu thêm để xác định tính hiệu quả và an toàn" của các cách thực hành và cây thuốc được sử dụng bởi các hệ thống y học cổ truyền.
Tính toàn diện của thuật ngữ "y học cổ truyền" và phạm vi rộng của các phương pháp thực hành mà nó bao gồm làm cho nó khó định nghĩa hoặc mô tả, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu. Kiến thức y học cổ truyền có thể được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong một số trường hợp với các gia đình chuyên về các phương pháp điều trị cụ thể, hoặc nó có thể được giảng dạy trong các trường học được công nhận chính thức. Đôi khi, việc thực hành nó khá hạn chế về mặt địa lý, và nó cũng có thể được tìm thấy ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, một hệ thống y tế được gọi là "Y học cổ truyền" khi nó được thực hành trong văn hóa y tế mỗi quốc gia.
Thuốc thảo dược.
Thuốc thảo dược là sản phẩm từ những nghiên cứu về thực vật học và sử dụng thực vật dành cho mục đích y học.
Thuốc thảo dược bao gồm các loại thảo mộc, nguyên liệu thảo mộc, chế phẩm thảo dược và thành phần thảo dược, có chứa các thành phần hoạt tính từ các bộ phận của cây, chẳng hạn như lá, rễ, hoa hoặc toàn bộ cây, hoặc các nguyên liệu thực vật khác hoặc kết hợp.
Sự khác biệt giữa thuốc Y học cổ truyền và Thuốc thảo dược.
Trong khi y học cổ truyền chỉ sử dụng một bộ phần của một vị thuốc, trong một đơn thuốc thường phối hợp nhiều vị thuốc khác nhau theo một nguyên tắc Quân – Thần – Tá – Sứ. Đây là một thuật ngữ phản ánh 4 thành phần chính để tạo nên một thang thuốc. Các vị thuốc có tác dụng hợp trợ, hỗ trợ quân dược (chủ dược) và thần dược (phụ dược) trị liệu những kiềm chứng, hoặc giải trừ một số chứng nhằm điều chỉnh khí huyết cho lục phủ ngũ tạng. Thuốc được bảo chế thành sắc nhỏ, cô đặc (cao), hoàn, tán... Thuốc có nhiều tập chất và độc tố, công dụng hạn chế, khó sử dụng. Điều trị dựa trên kinh nghiệm và mang tính bồi bổ là chính.
Thuốc thảo dược sử dụng toàn bộ cây, được nghiên cứu hoạt chất phù hợp với tính chất bệnh trên lâm sàng y học hiện đại.
Bước đầu tiên, thuốc được xay nhuyễn, thêm chất lỏng và lọc để tách chất hòa tan khỏi chất không hòa tan. Việc phân lập sâu hơn sẽ được thực hiện ở cấp độ tế bào và phân tử bằng các kỹ thuật sắc ký khác nhau. Loại bỏ các thành phần có hại và giữ lại các hoạt chất cần thiết. Các kỹ thuật này dựa trên nguyên tắc cơ bản là các hợp chất hòa tan đi qua một quy trình phân tách với các tốc độ khác nhau. Tạo nên một sản phẩm thuốc tự nhiên mang sức mạnh tổng hợp, có tác dụng mạnh hơn rất nhiều và sạch sẽ hơn thuốc y học cổ truyền.
Nhưng tự nhiên không có nghĩa là chúng an toàn để bạn quên đi nguyên tắc sử dụng. Cũng giống như các loại thuốc hóa dược, thuốc thảo dược sẽ có ảnh hưởng đến cơ thể và có thể gây hại nếu không được sử dụng đúng cách và quá liều lượng hướng dẫn.
Một số loại thảo mộc có thành phần được chiết xuất cực mạnh nên cần được thực hiện với mức độ thận trọng tương tự như dược phẩm. Ví dụ như thuốc chữa ung thư.
Có hơn 100 loại thuốc hóa trị trong điều trị ung thư thì có tới hơn 70% loại thuốc này có nguồn gốc từ thảo dược. Trong đó phải kể tới 4 loại thuốc hóa chất chống ung thư nổi tiếng có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại ung thư đạt hiệu quả cao nhất và ít tác dụng phụ:
Epipodophyllotoxins là những chất có tự nhiên trong rễ của cây Dúi Mỹ (Podophyllum peltatum)
Vinca alkaloids (vinblastine, vincristine và vindesine) là một alcaloid chống ung thư chiết xuất từ cây dừa cạn
Paclitaxel, loại thuốc điều trị ung thư có nguồn gốc tự nhiên nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ, được chiết xuất từ cây tùng Thái Bình Dương (Taxus brevifolia).
Camptothecin (canototecanin) là một alcaloid chống ung thư và kháng vi-rút được sản xuất bởi cây Camptotheca acuminata (họ Nyssaceae) và một số loại khác thuộc họ Apocynaceae, Olacaceae và Rubiaceae.
Thuốc chữa vi khuẩn HP và tiêu chảy nổi tiếng Berberine được chiết xuất từ cây thuốc Hoàng liên bắc (Coptis chinensis).
Hai loại thuốc trị sốt rét nổi tiếng và cực mạnh làm giải pháp chống sốt rét trong nhiều giai đoạn phát triển ký sinh trùng cũng được chiết xuất từ thảo dược:
Quinine được chiết xuất từ vỏ của cây canh-ki-na, loại cây mọc ở phía đông của dãy Andes trong những khu rừng cao của lưu vực sông Amazon
Artemisinin được chiết xuất từ ngải cứu rất phổ biến.
Ngoài ra, còn có rất nhiều sản phẩm thuốc nổi tiếng khác.