Như thế nào được gọi là ghép thận thành công? icon comment 29

icon commentLê Mỹ Duyên
-
Tôi bị bệnh từ năm 19 tuổi, đến năm 34 tuổi thì bị hội chứng thận hư, năm 39 tuổi bị suy thận, năm 43 tuổi thì chạy thận và năm 44 tuổi thì ghép thận. Năm nay tôi gần 47 tuổi, hiện tại phải chạy thận trở lại sau 2 tuần do phản ứng thuốc và bị thải ghép. Tôi ghép thận từ người hiến tặng còn sống, tổng chi phí từ lúc làm hồ sơ, khám bệnh, đến lúc hoàn thành là 1,2 tỷ đồng. Tôi không bị huyết áp cao, không bị tiểu đường, không bị Gout. Bác sĩ cũng đánh giá cơ thể tôi sẽ thích ứng tốt với quả thận mới. Sau khi ghép được 1 tháng, bác sĩ cũng đánh giá cao sự thành công của ca ghép đối với tôi.
Tôi tính thời gian từ lúc ghép đến lúc phải chạy thận trở lại là gần 3 năm, bản thân tôi và đại gia đình rất buồn về điều này. Tôi coi đây là sự thất bại lớn nhất của đời mình. Nhưng lý do của sự thất bại này không phải do tôi ăn uống hay sinh hoạt, làm việc không điều độ. Trong khi đó, bác sĩ đã đánh giá rất cao về kết quả ghép của tôi, tôi không hiểu vì sao lại được gọi là thành công trong ghép thận khi quả thận mới không có tác dụng gì với cơ thể của tôi.
Các anh chị có thể giúp tôi hiểu hơn vấn đề này không?
 
Sửa bởi Amin:
Đăng nhập để bình luận
icon commentNguyễn Linh
-
Chào bạn, thật buồn khi đọc được những thất vọng của bạn về những gì bạn đã trải qua và đang chịu đựng. Nhưng có một vấn đề bạn đang hiểu sai, đó là không phải quả thận mới không có tác dụng gì với cơ thể của bạn. Mà là cơ thể của bạn không chấp nhận quả thận này. Đây cũng là vấn đề rủi ro lớn nhất đối với vấn đề ghép tạng nói chung và ghép thận nói riêng. Không có một bác sĩ nào có thể đảm bảo hoặc biết trước là cơ thể người bệnh có đào thải tạng ghép hay không. Phải chấp nhận để sống tiếp thôi bạn.
 
icon commentTrinh Beautys
-
Thành công trong ghép thận là: Bệnh nhân không bị nhiễm trùng, không bị biến chứng, đi tiểu tốt, các chức năng thận ổn….Còn vấn đề có bị thải ghép hay không thì chỉ có vận hạn của mỗi người mới trả lời được thôi bạn. Trong ghép thận, yếu tố may mắn quyết định tất cả sau ghép bạn nhé.
 
icon commentVũ Ngoc Anh
-
Phẫu thuật ghép thận có rất nhiều những nguy cơ biến chứng đáng kể, bao gồm: Cục máu đông và chảy máu. Rò rỉ hoặc tắc nghẽn ống (niệu quản) liên kết thận với bàng quang, sự nhiễm trùng.....Để giải quyết được hết những điều này thì cũng coi như ca phẫu thuật ghép đã thành công rồi. Còn về sự sống và sức khỏe phải được đánh giá sau, thật khó khi bắt các bác sĩ phải đảm bảo cho sự sống và sức khỏe bệnh nhân trong khi tất cả những gì liên quan đều do bệnh nhân ăn uống sinh hoạt hàng ngày.
 
icon commentThao Tran
-
Mặc dù ghép thận sẽ phức tạp hơn chạy thận rất nhiều và chi phí tốn kém hơn rất nhiều, nhưng nó sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực mà người chạy thận không thể có, đó là sự sống và chất lượng sống. Ví dụ, một người 30 tuổi chạy thận sẽ có tuổi thọ là 15 năm. Với một người ghép thận từ người đã qua đời thì tuổi thọ sẽ tăng lên 30 năm. Hơn hết, một ca ghép thận từ người hiến tặng còn sống sẽ tăng tuổi thọ lên 40 năm.
 
icon commentPhuong Anh Bui
-
Chào các bạn, tôi là người ghép thận được 14 năm, nói thật là năm nào gia đình chúng tôi cũng tự tổ chức ăn mừng vào đúng ngày tôi ghép thận. Trải qua một quãng thời gian khá dài, tôi hiểu là không có tiêu chuẩn nào cho sự thành công sau ghép. Ngay cả trong thời đại ngày nay, sống được từ 16 đến 20 năm sau ghép là một khoảng thời gian dài. Tôi gần như không dám mơ ước mà chỉ cố gắng sống thoải mái mỗi ngày cùng người thân.
Một trong những chìa khóa để phục hồi thành công của tôi đến ngày hôm nay là luôn uống đủ nước. Tôi uống nhiều nước - thường là 2 lít mỗi ngày, ngoài nước canh ra, tôi chỉ uống nước lọc, không uống rượu bia, không uống cà phê, trà...
Nhưng cũng có 1 thực tế là tôi đã lập danh sách theo dõi hơn 100 bệnh nhân ghép thận trước tôi và sau tôi 1 năm, nhưng đến này cũng chỉ còn có 4 người, trong đó có tôi còn sống. Có khá nhiều người bị đào thải và chạy thận sau khoảng từ 2 - 5 năm.
 
Sửa bởi Amin:
icon commentLộc Nguyễn
-
Chào các bạn, tôi là người ghép thận được 14 năm, nói thật là năm nào gia đình chúng tôi cũng tự tổ chức ăn mừng vào đúng ngày tôi ghép thận. Trải qua một quãng thời gian khá dài, tôi hiểu là không có tiêu chuẩn nào cho sự thành công sau ghép. Ngay cả trong thời đại ngày nay, sống được từ 16 đến 20 năm sau ghép là một khoảng thời gian dài. Tôi gần như không dám mơ ước mà chỉ cố gắng sống thoải mái mỗi ngày cùng người thân.
Một trong những chìa khóa để phục hồi thành công của tôi đến ngày hôm nay là luôn uống đủ nước. Tôi uống nhiều nước - thường là 2 lít mỗi ngày, ngoài nước canh ra, tôi chỉ uống nước lọc, không uống rượu bia, không uống cà phê, trà...
Nhưng cũng có 1 thực tế là tôi đã lập danh sách theo dõi hơn 100 bệnh nhân ghép thận trước tôi và sau tôi 1 năm, nhưng đến này cũng chỉ còn có 4 người, trong đó có tôi còn sống. Có khá nhiều người bị đào thải và chạy thận sau khoảng từ 2 - 5 năm.
quest1389Tôi ghép được hơn 3 năm thì bị đào thải mặc dù tôi tuân thủ uống thuốc chống đào thải cũng như ăn uống sinh hoạt rất kỹ. Tôi đang phải chạy thận lọc máu 3 lần/ tuần. Có một điều tôi đang rất băn khoăn, đó là tôi bị suy thận do bệnh Lupus ban đỏ. Xét nghiệm dương tính với kháng thể kháng nhân (ANA). Khi làm thủ tục khám để ghép thận, bác sĩ cũng ghi điều này vào hồ sơ, sau đó tôi được ghép. Sau khi bị thải ghép, tôi có được nói chuyện với một bác sĩ thận người Singapore, bác sĩ nói là: Chắc có sự nhầm lẫn trong chẩn đoán ghép, vì đối với những bệnh nhân bị một trong những căn bệnh liên quan đến hệ tự miễn (bệnh tự miễn) thì không nên ghép tạng. Vì những căn bệnh này rất dễ kháng với các loại thuốc miễn dịch nên thời gian giữ được quả thận ghép là không lâu.
Tôi có gặp được 20 người bị thải ghép thì có tới 18 người có tiền sử bị bệnh tự miễn như: Bệnh Addison, Vẩy nến, Bệnh basedow, Viêm tuyến giáp Hashimoto, Viêm mạch tự miễn, Đa xơ cứng, Bệnh celiac, Lupus ban đỏ, Viêm khớp dạng thấp.
Do đó, những bạn nào chuẩn bị ghép thì nên tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định ghép. Những bạn nào đã ghép rồi thì cũng nên tìm hiểu để có cách đảm bảo việc chống thải ghép thành công.
 
icon commentNgô Phú Hào
-
Chào các bạn, tôi là người ghép thận được 14 năm, nói thật là năm nào gia đình chúng tôi cũng tự tổ chức ăn mừng vào đúng ngày tôi ghép thận. Trải qua một quãng thời gian khá dài, tôi hiểu là không có tiêu chuẩn nào cho sự thành công sau ghép. Ngay cả trong thời đại ngày nay, sống được từ 16 đến 20 năm sau ghép là một khoảng thời gian dài. Tôi gần như không dám mơ ước mà chỉ cố gắng sống thoải mái mỗi ngày cùng người thân.
Một trong những chìa khóa để phục hồi thành công của tôi đến ngày hôm nay là luôn uống đủ nước. Tôi uống nhiều nước - thường là 2 lít mỗi ngày, ngoài nước canh ra, tôi chỉ uống nước lọc, không uống rượu bia, không uống cà phê, trà...
Nhưng cũng có 1 thực tế là tôi đã lập danh sách theo dõi hơn 100 bệnh nhân ghép thận trước tôi và sau tôi 1 năm, nhưng đến này cũng chỉ còn có 4 người, trong đó có tôi còn sống. Có khá nhiều người bị đào thải và chạy thận sau khoảng từ 2 - 5 năm.
quest1389Ồ, hóa ra đây chính là lý do mà tôi cũng bị thải ghép, vậy mà bác sĩ chỉ nói là cơ thể của thôi không đáp ứng với thuốc Neoral.
 
icon commentTrần Thị Xuyến
-
Chào các bạn, tôi là người ghép thận được 14 năm, nói thật là năm nào gia đình chúng tôi cũng tự tổ chức ăn mừng vào đúng ngày tôi ghép thận. Trải qua một quãng thời gian khá dài, tôi hiểu là không có tiêu chuẩn nào cho sự thành công sau ghép. Ngay cả trong thời đại ngày nay, sống được từ 16 đến 20 năm sau ghép là một khoảng thời gian dài. Tôi gần như không dám mơ ước mà chỉ cố gắng sống thoải mái mỗi ngày cùng người thân.
Một trong những chìa khóa để phục hồi thành công của tôi đến ngày hôm nay là luôn uống đủ nước. Tôi uống nhiều nước - thường là 2 lít mỗi ngày, ngoài nước canh ra, tôi chỉ uống nước lọc, không uống rượu bia, không uống cà phê, trà...
Nhưng cũng có 1 thực tế là tôi đã lập danh sách theo dõi hơn 100 bệnh nhân ghép thận trước tôi và sau tôi 1 năm, nhưng đến này cũng chỉ còn có 4 người, trong đó có tôi còn sống. Có khá nhiều người bị đào thải và chạy thận sau khoảng từ 2 - 5 năm.
quest1389Neoral là thuốc ức chế miễn dịch, nguyên lý hoạt động và tác dụng cũng không khác gì các loại thuốc để chữa các bệnh tự miễn khác. Khi bạn bị một số bệnh tự miễn, bác sĩ sẽ cho bạn uống một số loại thuốc ức chế miễn dịch như: Corticosteroids, Cyclophosphamide, Azathioprine, Methotrexate:, Mycophenolate Mofetil, Cyclosporine, Tacrolimus (FK506)....Chắc chắn các bệnh khi dùng một trong những loại thuốc này sẽ phải dùng trong thời gian dài. Nhưng bệnh đâu có khỏi, nó chỉ hạn chế phần nào những cuộc tấn công của hệ miễn dịch. Nếu tiếp tục ghép thận, hệ miễn dịch lại có thêm cơ hội để nổi loạn tấn công, lúc ấy, những loại thuốc ức chế miễn dịch chống thải ghép sẽ không cầm cự được lâu. Sự thất bại sẽ diễn ra trong một thời gian rất ngắn.
 
icon commentHuỳnh Thư
-
Xin cùng đồng cảm với nỗi buồn của bạn, tôi cũng bị thải ghép sau 4 năm ghép thận. Tôi đọc được một tài liệu như sau: Trung bình, thận được cấy ghép sẽ tồn tại từ 10 đến 12 năm. Theo Mạng lưới Mua sắm và Cấy ghép Nội tạng quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ thành công sau khi ghép thận với thận của người cho sống được báo cáo là 97% sau 1 năm và 86% sau 5 năm. Tỷ lệ thành công sau khi ghép thận của người hiến đã chết là 96% sau 1 năm và 79% sau 5 năm.
Vì vậy, tôi nghĩ tôi và bạn thuộc danh sách những bệnh nhân đen đủi nhất và không được may mắn như nhiều bệnh nhân khác. Chấp nhận sống chung với bệnh thôi, tôi cũng có đủ điều kiện để tiếp tục ghép, nhưng không có gì để đảm bảo nên tôi đã loại bỏ ý nghĩ đó.
 
Sửa bởi Amin:
icon commentPhúc Nguyễn
-
Từ chối hay bị thải ghép là một tác dụng phụ không hề được mong đợi của việc cấy ghép, nhưng nó luôn có tới 30% những người được ghép thận sẽ bị đào thải ở một mức độ nào đó. Hầu hết các trường hợp từ chối xảy ra trong vòng 6 tháng sau khi cấy ghép, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thậm chí nhiều năm sau đó. Không ai có thể biết trước là bệnh nhân có bị thải ghép hay không, nếu xảy ra thì cũng không có biện pháp gì có thể cứu vãn được, bắt buộc bệnh nhân phải chạy thận hoặc tiếp tục ghép thận để duy trì sự sống. Bệnh nhân trước khi ghép thận nên biết trước điều này để có quyết định đúng đắn, nhất là với những người trẻ tuổi.
Hiện nay phần lớn bệnh nhân phát triển bệnh thận giai đoạn cuối đủ điều kiện để ghép thận là từ 45 đến 65 tuổi. Ghép thận có thời gian bán hủy dự kiến từ 7–15 năm
 
Sửa bởi Amin:
icon commentMai Kiều Mơ
-
Trên lâm sàng y tế nói về tỷ lệ từ chối xảy ra trong ghép thận thì đối với người bình thường (không bị một số bệnh về hệ miễn dịch). Đa số các trường hợp bị từ chối xảy ra trong vòng 6 tháng sau khi cấy ghép. Nhưng họ có hệ miễn dịch bình thường nên thuốc chống thải ghép sẽ giúp họ chống lại điều đó. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều người bị thải ghép dù vẫn uống thuốc đều đặn. Còn với những người có vấn đề về hệ miễn dịch thì không thể có nhiều sự lựa chọn để chống lại sự đào thải.
 
icon commentLê Ngọc Vinh
-
Nếu bạn tham gia để ghép thận, có thể may mắn bạn sẽ được bác sĩ cho biết về nhược điểm của phương pháp này. Dó là: Ghép thận là một thủ thuật phẫu thuật lớn có rủi ro cả trong và sau cuộc phẫu thuật. Các rủi ro của cuộc phẫu thuật bao gồm nhiễm trùng, chảy máu và tổn thương các cơ quan xung quanh. Thậm chí có thể xảy ra tử vong, mặc dù trường hợp này rất hiếm.
Và nếu sau khi bạn trải qua cuộc phẫu thuật mà không bị những vẫn đề trên thì bác sĩ cho rằng: Ca phẫu thuật ghép thận của bạn đã thành công tốt đẹp.
Xin thưa với bạn, khái niệm thành công được hiểu với nghĩa rộng hơn chứ không phải những gì xảy ra trong 4 bức tường của phòng phẫu thuật. Mục đích ghép thận không phải là để thêm một quả thận cho vui, cho nhiều thận hơn những người khác. Mục đích là để chúng ta sống khỏe mạnh và kéo dài sự sống, kéo dài tuổi thọ. Nếu nghành y tế nói là ghép thận sẽ sống được từ 12 đến 20 năm, vậy khi nào bạn sống được thời gian tối thiểu (12 năm) thì mới gọi là thành công. Còn nếu ghép xong thận mà sống được vài năm rồi tiếp tục chạy thận thì ai gọi là thành công?
 
Sửa bởi Amin:
icon commentVăn Đương Viettel
-
Nếu bạn tham gia để ghép thận, có thể may mắn bạn sẽ được bác sĩ cho biết về nhược điểm của phương pháp này. Dó là: Ghép thận là một thủ thuật phẫu thuật lớn có rủi ro cả trong và sau cuộc phẫu thuật. Các rủi ro của cuộc phẫu thuật bao gồm nhiễm trùng, chảy máu và tổn thương các cơ quan xung quanh. Thậm chí có thể xảy ra tử vong, mặc dù trường hợp này rất hiếm.
Và nếu sau khi bạn trải qua cuộc phẫu thuật mà không bị những vẫn đề trên thì bác sĩ cho rằng: Ca phẫu thuật ghép thận của bạn đã thành công tốt đẹp.
Xin thưa với bạn, khái niệm thành công được hiểu với nghĩa rộng hơn chứ không phải những gì xảy ra trong 4 bức tường của phòng phẫu thuật. Mục đích ghép thận không phải là để thêm một quả thận cho vui, cho nhiều thận hơn những người khác. Mục đích là để chúng ta sống khỏe mạnh và kéo dài sự sống, kéo dài tuổi thọ. Nếu nghành y tế nói là ghép thận sẽ sống được từ 12 đến 20 năm, vậy khi nào bạn sống được thời gian tối thiểu (12 năm) thì mới gọi là thành công. Còn nếu ghép xong thận mà sống được vài năm rồi tiếp tục chạy thận thì ai gọi là thành công?
quest1383Tôi cũng nghĩ vậy, thành công là phải sống được trong thời gian tối thiểu mà chính bác sĩ đã đưa ra. Bệnh nhân đã tuân thủ mọi điều theo đúng như bác sĩ căn dặn mà vẫn bị thải ghép chỉ trong một thời gian ngắn thì đâu có được gọi là thành công. Trong khi đó, chi phí ghép khá lớn, nguồn thận đâu phải sẵn có, tâm huyết chờ đợi để được ghép còn dài gấp nhiều lần thời gian mang thai để sinh ra một đời người chứ có ít đâu. Chỉ hy vọng các bác sĩ tiên lượng thật cẩn thận cho bệnh nhân. Mặc dù bệnh nhân rất muốn được sống khỏe mạnh, nhưng nếu bệnh nhân có khả năng không đạt hiệu quả sau ghép thì nên cho họ biết thì sẽ tốt hơn.
 
icon commentMarcK
-
Nếu bạn tham gia để ghép thận, có thể may mắn bạn sẽ được bác sĩ cho biết về nhược điểm của phương pháp này. Dó là: Ghép thận là một thủ thuật phẫu thuật lớn có rủi ro cả trong và sau cuộc phẫu thuật. Các rủi ro của cuộc phẫu thuật bao gồm nhiễm trùng, chảy máu và tổn thương các cơ quan xung quanh. Thậm chí có thể xảy ra tử vong, mặc dù trường hợp này rất hiếm.
Và nếu sau khi bạn trải qua cuộc phẫu thuật mà không bị những vẫn đề trên thì bác sĩ cho rằng: Ca phẫu thuật ghép thận của bạn đã thành công tốt đẹp.
Xin thưa với bạn, khái niệm thành công được hiểu với nghĩa rộng hơn chứ không phải những gì xảy ra trong 4 bức tường của phòng phẫu thuật. Mục đích ghép thận không phải là để thêm một quả thận cho vui, cho nhiều thận hơn những người khác. Mục đích là để chúng ta sống khỏe mạnh và kéo dài sự sống, kéo dài tuổi thọ. Nếu nghành y tế nói là ghép thận sẽ sống được từ 12 đến 20 năm, vậy khi nào bạn sống được thời gian tối thiểu (12 năm) thì mới gọi là thành công. Còn nếu ghép xong thận mà sống được vài năm rồi tiếp tục chạy thận thì ai gọi là thành công?
quest1383Cái này được gọi là bệnh thành tích, thành tích sẽ đi liền với thành tựu. Tôi đang ở Hoa Kỳ, tại đây, sự cống hiến trong y khoa được đăng ký rất nhiều bởi các bác sĩ, người nghiên cứu, các bệnh viện....Nhưng chính phủ chỉ chấp nhận những nghiên cứu hoặc những phương pháp can thiệp, phẫu thuật, điều trị bằng sự sống của bệnh nhân, chứ không phải bằng những tiêu chuẩn trong phòng phẫu thuật.
Vào tháng 9/2021, tại trung tâm y tế NYU Langone Health, TP New York - Mỹ. Lần đầu tiên một quả thận heo được cấy ghép cho người thành công mà không bị hệ thống miễn dịch của người nhận thải loại. Đây được coi là một thành tựu đột phá và đầy hứa hẹn, mở ra tiềm năng về nguồn cung tạng mới cho người bệnh. Nhưng về các hệ quả lâu dài, về tuổi thọ của thận đã ghép mới là giá trị để đánh giá sự thành công cho thành tựu này. Chính người trong cuộc vẫn đang cần thời gian để trả lời cho nghiên cứu của mình.
 
Ca ghép thận thành công đầu tiên được thực hiện vào năm 1954, các loại thuốc ức chế miễn dịch và đánh máy mô đã được tinh chế vào những năm 1960, nhưng tại thời điểm đó, Mạng lưới Liên kết về Chia sẻ Nội tạng (UNOS) vẫn chưa được thành lập. Rất nhiều điều chưa được biết đến sự thành công của ca ghép thận này, không chỉ đối với người nhận cấy ghép mà còn đối với người hiến tặng còn sống.
 
icon commentHạo Minh
-
Ca ghép thận thành công đầu tiên được thực hiện vào năm 1954, các loại thuốc ức chế miễn dịch và đánh máy mô đã được tinh chế vào những năm 1960, nhưng tại thời điểm đó, Mạng lưới Liên kết về Chia sẻ Nội tạng (UNOS) vẫn chưa được thành lập. Rất nhiều điều chưa được biết đến sự thành công của ca ghép thận này, không chỉ đối với người nhận cấy ghép mà còn đối với người hiến tặng còn sống.
quest1380Năm 2017, anh em Karl Jensen và Gary ở Tây Salem đã cùng nhau làm lễ kỷ niệm 40 năm cuộc phẫu thuật ghép thận năm 1977. Năm ấy, Gary là người đang bị bệnh thận giai đoạn và đã được anh trai Karl cho một quả thận. Ca phẫu thuật được diễn ra tại Trung tâm Cấy ghép Connie Frank tại Đại học California, San Francisco ngày nay .
 
icon commentTriệu thị Trang
-
Ca ghép thận thành công đầu tiên được thực hiện vào năm 1954, các loại thuốc ức chế miễn dịch và đánh máy mô đã được tinh chế vào những năm 1960, nhưng tại thời điểm đó, Mạng lưới Liên kết về Chia sẻ Nội tạng (UNOS) vẫn chưa được thành lập. Rất nhiều điều chưa được biết đến sự thành công của ca ghép thận này, không chỉ đối với người nhận cấy ghép mà còn đối với người hiến tặng còn sống.
quest1380Ghép thận từ năm 1977, sống đến nay được 40 năm thì thật là kỷ lục. Nói thật là lúc ấy tại Hoa Kỳ, vấn đề ghép tạng cũng chỉ mới là sơ khai thôi, còn thua xa VN bây giờ, vậy mà bệnh nhân của họ sống được tới gần nửa thế kỷ và hiện giờ họ vẫn đang sống. Không biết ở VN có người nào sống được lâu hơn 1 nửa thời gian đó không.
 
icon commentLý Thu Tràm
-
Ca ghép thận thành công đầu tiên được thực hiện vào năm 1954, các loại thuốc ức chế miễn dịch và đánh máy mô đã được tinh chế vào những năm 1960, nhưng tại thời điểm đó, Mạng lưới Liên kết về Chia sẻ Nội tạng (UNOS) vẫn chưa được thành lập. Rất nhiều điều chưa được biết đến sự thành công của ca ghép thận này, không chỉ đối với người nhận cấy ghép mà còn đối với người hiến tặng còn sống.
quest1380Kỷ lục của anh em nhà Jensen và Gary với 40 năm ghép thận chưa phải là kỷ lục đâu bạn.
Theo Sách Kỷ lục Thế giới Guinness, bệnh nhân được ghép thận sống lâu nhất là sinh ngày 24 tháng 3 năm 1948) ở Red Deer, Alberta, Canada, được ghép thận từ người chị em song sinh giống hệt nhau của mình Lana Blatz, vào ngày 28 tháng 12 năm 1960 tại Bệnh viện Peter Bent Brigham ở Boston , Massachusetts, Hoa Kỳ. Năm 2017, một tờ báo y khoa hoa kỳ đã coi đây là ca ghép kỷ lục thế giới: 56 năm và bệnh nhân vẫn ổn.
 
icon commentNguyễn Văn Huy
-
Ca ghép thận thành công đầu tiên được thực hiện vào năm 1954, các loại thuốc ức chế miễn dịch và đánh máy mô đã được tinh chế vào những năm 1960, nhưng tại thời điểm đó, Mạng lưới Liên kết về Chia sẻ Nội tạng (UNOS) vẫn chưa được thành lập. Rất nhiều điều chưa được biết đến sự thành công của ca ghép thận này, không chỉ đối với người nhận cấy ghép mà còn đối với người hiến tặng còn sống.
quest1380Quan điểm của tôi là việc gì cũng sẽ có những rủi ro riêng, nhưng đó chỉ là những số ít. Đối với sức khỏe và sự sống thì cần nhìn vào những ưu điểm, những tích cực để chiến đấu. Với những người đã ghép và đang sống luôn là những tấm gương cho tất cả chúng ta! Nếu chúng ta chăm sóc tốt cho bản thân và chăm sóc hơn nữa cho món quà "thần kỳ" này thì chắc chắn mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn thôi.
 
icon commentKhánh Hà
-
Ca ghép thận thành công đầu tiên được thực hiện vào năm 1954, các loại thuốc ức chế miễn dịch và đánh máy mô đã được tinh chế vào những năm 1960, nhưng tại thời điểm đó, Mạng lưới Liên kết về Chia sẻ Nội tạng (UNOS) vẫn chưa được thành lập. Rất nhiều điều chưa được biết đến sự thành công của ca ghép thận này, không chỉ đối với người nhận cấy ghép mà còn đối với người hiến tặng còn sống.
quest1380Dù thế nào thì nếu được chọn, tôi vẫn chọn gép thận hơn là chạy thận. Y học đã khẳng định, những bệnh nhân được ghép thận thường sống lâu hơn những người tiếp tục chạy thận. Thận của người hiến tặng còn sống hoạt động trung bình từ 12 đến 20 năm và thận của người hiến tặng đã chết từ 8 đến 12 năm .
 
icon commentKiều Anh Phan
-
Xin hỏi, tôi muốn hiến thận cho người thân, tôi cũng đã được bác sĩ tư vấn nhưng tôi thấy bác sĩ toàn nói đến những điều đơn gian và nhẹ nhàng, có vẻ như sẽ không ảnh hưởng gì lắm sau khi tôi hiến đi một quả thận. Tôi cũng muốn biết thời gian hồi phục và những vấn đề xảy ra sau khi hiến. Tôi rất cần các bạn chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm, tôi xin cảm ơn.
 
icon commentLâm Cẩm Nhung
-
Xin hỏi, tôi muốn hiến thận cho người thân, tôi cũng đã được bác sĩ tư vấn nhưng tôi thấy bác sĩ toàn nói đến những điều đơn gian và nhẹ nhàng, có vẻ như sẽ không ảnh hưởng gì lắm sau khi tôi hiến đi một quả thận. Tôi cũng muốn biết thời gian hồi phục và những vấn đề xảy ra sau khi hiến. Tôi rất cần các bạn chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm, tôi xin cảm ơn.
quest1374Nếu cho đi 1 quả thận mà cơ thể vẫn ok thì khác gì tạo hóa sinh ra 2 quả thận là thừa à. Chắc chắn cũng phải có sự ảnh hưởng chứ.
 
icon commentTừ Ngọc Thảo Vy
-
Xin hỏi, tôi muốn hiến thận cho người thân, tôi cũng đã được bác sĩ tư vấn nhưng tôi thấy bác sĩ toàn nói đến những điều đơn gian và nhẹ nhàng, có vẻ như sẽ không ảnh hưởng gì lắm sau khi tôi hiến đi một quả thận. Tôi cũng muốn biết thời gian hồi phục và những vấn đề xảy ra sau khi hiến. Tôi rất cần các bạn chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm, tôi xin cảm ơn.
quest1374Bình thường, để duy trì cho một cơ thể sống, 2 quả thận sẽ làm việc đủ công suất 100%, có nghĩa là môi quả thận sẽ làm việc với 50% công suất. Nhưng khi bạn còn một quả thận, nó sẽ làm việc với công suất tối đa là 75 % chức năng. Hiển nhiên, cơ thể của bạn sẽ thiếu đi 25% công suất để lọc máu, trong khi đó một quả thận còn lại liên tục phải gánh vác 75% công suất, gần như không được nghỉ ngơi. Điều đó chắc chắn sẽ không ổn cho quả thận đó về lâu dài, quả thận này có thể bị suy. bị viêm...., chứ chưa nói đến những cơ quan khác bị ảnh hưởng xấu do việc lọc máu không đầy đủ.
Nếu bác sĩ nói là cắt bớt đi một quả thận thì cơ thể không bị ảnh hưởng gì, không ảnh hưởng đến tuổi thọ thì tôi thấy hơi vô lý.
 
icon commentTường Minh
-
Xin hỏi, tôi muốn hiến thận cho người thân, tôi cũng đã được bác sĩ tư vấn nhưng tôi thấy bác sĩ toàn nói đến những điều đơn gian và nhẹ nhàng, có vẻ như sẽ không ảnh hưởng gì lắm sau khi tôi hiến đi một quả thận. Tôi cũng muốn biết thời gian hồi phục và những vấn đề xảy ra sau khi hiến. Tôi rất cần các bạn chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm, tôi xin cảm ơn.
quest1374Nếu không vấn đề gì thì nguồn thận có khi bị thừa, vì ai ai cũng sẽ sẵn sàng hiến hoặc bán đi 1 quả, để 2 quả trong người làm gì cho nặng bụng.
 
icon commentNguyễn Nhất Tùng
-
Xin hỏi, tôi muốn hiến thận cho người thân, tôi cũng đã được bác sĩ tư vấn nhưng tôi thấy bác sĩ toàn nói đến những điều đơn gian và nhẹ nhàng, có vẻ như sẽ không ảnh hưởng gì lắm sau khi tôi hiến đi một quả thận. Tôi cũng muốn biết thời gian hồi phục và những vấn đề xảy ra sau khi hiến. Tôi rất cần các bạn chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm, tôi xin cảm ơn.
quest1374Thời gian nằm viện sau hiến thận sẽ thay đổi tùy thuộc vào tốc độ hồi phục của từng người và loại thủ thuật được thực hiện (mổ truyền thống so với nội soi) mặc dù thời gian lưu trú thông thường là 4 đến 6 ngày. Vì tốc độ hồi phục rất khác nhau giữa các cá nhân, hãy hỏi bác sĩ của trung tâm cấy ghép để biết ước tính của họ về thời gian phục hồi cụ thể của bạn.
 
icon commentTran Nhien
-
Xin hỏi, tôi muốn hiến thận cho người thân, tôi cũng đã được bác sĩ tư vấn nhưng tôi thấy bác sĩ toàn nói đến những điều đơn gian và nhẹ nhàng, có vẻ như sẽ không ảnh hưởng gì lắm sau khi tôi hiến đi một quả thận. Tôi cũng muốn biết thời gian hồi phục và những vấn đề xảy ra sau khi hiến. Tôi rất cần các bạn chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm, tôi xin cảm ơn.
quest1374Tôi cũng hiến thận cho người thân cách đây 2 năm, nói chung là sau hiến thì sẽ có một số khó chịu. Trước tiên là sẽ cảm thấy đau, ngứa và hơi đau trong suốt quá trình vết mổ lành. Tuyệt đối không nên nâng vật nặng trong khoảng sáu tuần sau khi phẫu thuật. Nên tránh các môn thể thao tiếp xúc mà quả thận còn lại có thể bị thương. Nhưng với thể trạng mỗi người khác nhau, bạn nên nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật cấy ghép về những cách tốt nhất để trở lại trạng thái khỏe mạnh càng nhanh càng tốt.
 
icon commentThành Công Nguyễn
-
Xin hỏi, tôi muốn hiến thận cho người thân, tôi cũng đã được bác sĩ tư vấn nhưng tôi thấy bác sĩ toàn nói đến những điều đơn gian và nhẹ nhàng, có vẻ như sẽ không ảnh hưởng gì lắm sau khi tôi hiến đi một quả thận. Tôi cũng muốn biết thời gian hồi phục và những vấn đề xảy ra sau khi hiến. Tôi rất cần các bạn chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm, tôi xin cảm ơn.
quest1374Mọi người có thể sống cuộc sống bình thường chỉ với một quả thận, điều đó là đúng nhưng với một điều kiện: Người hiến thận cần một chế độ ăn uống lành mạnh, không hoạt động và làm việc nặng. Khi 1 quả thận bị cắt bỏ, quả thận còn lại sẽ tăng công suất để bù đắp cho quả thận đã bị hiến nên rất dễ bị mệ mỏi, tổn thương. Nguy cơ bị các bệnh liên quan đến chức năng thận cũng sẽ cao hơn. Cũng đã có một số ít người hiến thận sau này cũng lại bị suy thận.
 
icon commentNguyễn Phú Thịnh
-
Người hiến thận cần quan tâm đến thể lực, sức khỏe và tập thể dục. Tập thể dục có lợi cho sức khỏe và tốt cho bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với những người chỉ có một quả thận là phải cẩn thận và bảo vệ nó khỏi bị thương. Một số bác sĩ cho rằng tốt nhất là tránh các môn thể thao tiếp xúc như bóng đá, quyền anh, khúc côn cầu, bóng đá, võ thuật hoặc đấu vật. Mặc đồ bảo hộ như áo ghi lê có đệm lót bên dưới quần áo có thể giúp bảo vệ thận khỏi bị thương trong khi chơi thể thao. Điều này có thể giúp giảm thiểu rủi ro, nhưng nó sẽ không làm mất đi rủi ro. Người hiến thận cần được theo dõi y tế lâu dài. Kiểm tra nước tiểu, kiểm tra huyết áp và xét nghiệm máu cho chức năng thận GFR nên được thực hiện hàng tháng.
 
icon commentVõ Mỹ Cẩm
-
Khi bạn muốn hiến tặng một quả thận cho một ai đó, bác sĩ có thể nói với bạn là: Hiến tặng 1 quả thận không làm thay đổi tuổi thọ và không làm tăng nguy cơ suy thận. Nói chung, hầu hết những người có một quả thận bình thường đều có ít hoặc không có vấn đề gì. Tuy nhiên, chẳng ai có thể đảm bảo điều đó, bác sĩ lại càng không có trách nhiệm đảm bảo bất cứ điều gì cho cuộc sống của bạn sau khi thực hiện hiến thận. Bởi việc bạn hiến thận là sự tự nguyện của chính bản thân bạn. Đừng tin những lời nói của người khác, khi mà mọi sự rủi ro đều do bạn phải gánh chịu sau này. Trừ trường hợp bạn chấp nhận đánh đổi nó vì một lợi ích nào đó.
 

Tiêu điểm

Top Dưới